YOY là gì? Cách tính chỉ số YOY

yoy là gì, cách tính chỉ số yoy

YOY là gì? Cách tính chỉ số YOY

Đối với những ai đang theo đuổi lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh,… chắc hẳn đã nghe đến chỉ số YOY. YOY ảnh hưởng đến việc phân tích doanh thu, và đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra giải pháp bứt phá doanh số. Vậy YOY là gì? Cách tính YOY sẽ được đề cập ngay dưới đây. Hãy cùng vaymuon.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé! 

yoy là gì, cách tính chỉ số yoy

Định nghĩa YOY (Year On Year) là gì?

Chỉ số YOY là gì là thắc mắc của rất nhiều người. YOY là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Year On Year. YOY được hiểu theo tiếng việt là chỉ số so sánh kết quả tài chính trong cùng một khoảng thời gian. YOY được dùng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, chứng khoán, kinh doanh…

Như vậy, YOY là một thuật ngữ dùng để chỉ tốc độ tăng trưởng. Với các nhà phân tích tài chính, YOY thể hiện tình hình tăng trưởng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời xem xét mức độ phát triển của doanh nghiệp đó. Và nếu cần thiết thì có thể đưa ra quyết định đầu tư hay không cho doanh nghiệp.

yoy-la-gi-cach-tinh-chi-so-yoy

Ví dụ, nhìn vào báo cáo tài chính của công ty A, ta thấy, so với cùng kỳ quý 1 năm 2020, tình hình kinh doanh của công ty trong quý 1 năm 2021 có sự tăng trưởng mạnh. Điều đó nói lên rằng chỉ số YOY trong quý 1 năm 2021 cao hơn chỉ số YOY quý 1 năm 2020.

Chỉ số YOY được đánh giá dựa trên các số liệu về:

  • Doanh thu bán hàng
  • Giá vốn hàng bán
  • Chi phí bán hàng và quản lý
  • Thu nhập trước lãi vay, trước thuế, các khoản khấu hao và khấu trừ dần
  • Thu nhập ròng
  • Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu (đối với các công ty cổ phần)

Đặc trưng và ý nghĩa của YOY?

Chỉ số tăng trưởng YOY mang những đặc trưng cơ bản của một chỉ số phát triển trong kinh doanh. YOY cũng mang ý nghĩa cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc trưng của YOY

YOY là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong chuyên ngành tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều đa phần sử dụng YOY trong phân tích tài chính. 

YOY có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Từ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa đều đang ứng dụng linh hoạt việc phân tích YOY. YOY cũng không phân biệt ngành nghề kinh doanh, hay quy mô doanh nghiệp.

YOY mang đến cái nhìn và đánh giá tổng quan cho doanh nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua từng giai đoạn. Từ đó, nhà lãnh đạo sẽ phân tích các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến kết quả kinh doanh của toàn công ty.

Ý nghĩa của YOY

Chỉ số YOY là yếu tố quan trọng trong so sánh kết quả tài chính của bất cứ báo cáo tài chính của một tổ chức kinh tế. Vậy YOY nghĩa là gì? Dựa vào tính toán và so sánh chỉ số YOY mang đến cho doanh nghiệp những ý nghĩa sau:

  •  Chỉ số YOY chỉ ra tình hình kinh doanh tại thời điểm hiện tại đang có xu hướng tăng hay giảm.
  • Chỉ số YOY giúp doanh nghiệp so sánh kết quả kinh doanh trong hai khoảng thời gian với nhau: giữa 2 quý cùng kỳ, giữa 2 năm hoặc giữa các tháng với nhau.
  • Chỉ số YOY giúp đánh giá kết quả kinh doanh thông qua tình hình tài chính hiện tại của công ty. Công ty có đang hoạt động khả quan hay không. Qua đó, sẽ có những biện pháp để đầu tư công ty hiệu quả hơn.

Tóm lại, chỉ số YOY là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tính theo quý, theo năm hoặc theo tháng.

Vì sao phải tính toán chỉ số YOY?

Nhiều doanh nghiệp ngày nay đều đưa chỉ số YOY vào tính toán và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh. Họ nhận ra tầm quan trọng của kỹ thuật YOY giúp đưa ra các phương án kinh doanh trong tương lai.

Đối với toàn bộ doanh nghiệp

Thứ nhất, so sánh YOY qua từng thời kỳ để doanh nghiệp phân tích hiệu suất hoạt động của toàn doanh nghiệp. Chúng giúp giảm thiểu tính thời vụ – một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Thứ hai, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, và các chỉ số khác trên báo cáo tài chính thay đổi trong các giai đoạn khác nhau trong năm. Hầu hết các ngành nghề kinh doanh đều có mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Đó là mùa mà cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng cao và mùa có cầu về hàng hóa, dịch vụ sụt giảm.

Ví dụ, các hãng thời trang, shop thời trang bán lẻ thường đạt doanh số cao nhất vào quý IV của năm. Do đó, tính toán chỉ số YOY là để định lượng chính xác hiệu suất hoạt động của một công ty bằng việc so sánh doanh thu và lợi nhuận năm này qua năm khác.

Một nhà đầu tư sẽ nhìn vào kết quả thu về trong quý IV và quý III của nhà bán lẻ. Và nhà đầu tư nhận thấy có vẻ như công ty đang trải qua sự tăng trưởng chưa từng thấy. Tương tự, nếu so sánh các chỉ số tài chính của doanh nghiệp trong quý IV và quý I năm tiếp theo, dễ thấy rằng có sự suy giảm đáng kể và điều này cũng có thể là do yếu tố thời vụ gây nên.

Như vậy, phân tích YOY giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh, đặc biệt là các mùa cao điểm. Qua đó, cũng là để đánh giá tính hiệu quả của công ty.

Đối với nhà lãnh đạo, nhà đầu tư

Đặc biệt, nhìn xa hơn, đối với các nhà lãnh đạo và nhà đầu tư, họ tính toán chỉ số YOY cho các mục đích:

Thứ nhất, nhìn nhận chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Khi so sánh công ty của mình với các công ty khác trong ngành bằng chỉ số YOY, các nhà đầu tư, nhà lãnh đạo đều nhìn ra công ty mình đang hoạt động tốt hay xấu trong ngành. Công ty đang phát triển, hưng thịnh hay đang dậm chân tại chỗ, thậm chí chuẩn bị phá sản.

Thứ hai, hiểu YOY để có quyết định đầu tư cho chính xác. Khi nhìn nhận được vị trí công ty mình đang đầu tư, hoặc đang lãnh đạo, bạn sẽ biết mình nên đầu tư như thế nào. Không ai muốn đầu tư vào một doanh nghiệp thua lỗ, và sắp phá sản cả. 

Thị trường ngày nay mang tính cạnh tranh cao, nếu không chịu đổi mới, doanh nghiệp sẽ khó có chỗ đứng trong thị trường. Nếu công ty không thể tăng trưởng, sẽ không có nhà đầu tư nào dám tham gia. Cũng không còn nhà lãnh đạo nào cả.

Tóm lại, việc các doanh nghiệp, nhà lãnh đạo, nhà đầu tư phải phân tích YOY bởi nó rất quan trọng trong phân tích mô hình kinh doanh và xu hướng tăng trưởng của ngành hàng trong thời gian qua. Từ đó, sẽ đưa ra được biện pháp cải cách để doanh nghiệp phát triển mạnh hơn, cũng như quyết định đầu tư hay rút lui khỏi thị trường.

Ưu, nhược điểm của so sánh YOY

Chỉ số YOY mang đến cho doanh nghiệp một gợi ý cho việc kinh doanh có lãi trong thời gian tới. Tuy nhiên, mọi thứ đều có hai mặt. YOY mang cả ưu điểm và nhược điểm. Do đó, doanh nghiệp của bạn nên cân nhắc đến mặt lợi và hại này để ra quyết định cho đúng.

Về ưu điểm

Lưu ý, khi sử dụng chỉ số YOY, yếu tố thời vụ nên được bỏ qua để mang lại sự khách quan cho phân tích. Chỉ số YOY giúp rút ngắn quá trình phân tích, và hướng đến kết quả cuối cùng. 

Ví dụ, thay vì so sánh tỷ lệ phát triển khách hàng mới trong tháng 4/2020 so với tháng 3/2020 tăng 500 người. Doanh nghiệp có thể so sánh theo năm, từ tháng 4/2019 đến 4/2020 nhận thấy tỷ lệ phát triển khách hàng mới tăng thêm 6000 người.

Việc tính toán chỉ số YOY rất đơn giản. Doanh nghiệp không cần dùng đến các thuật toán phức tạp hay phải sử dụng máy tính vẫn mà có thể tính được chính xác kết quả YOY.

Về nhược điểm 

Bởi vì chúng so sánh chỉ số YOY theo năm, nên dẫn đến bỏ qua quá trình biến động lên xuống giữa các tháng trong năm. Như vậy sẽ loại bỏ các yếu tố rủi ro phát sinh trong quá trình này. 

Rủi ro là sự việc thường xảy ra trong kinh tế. Rủi ro có thể đoán được hoặc không đoán được. Nếu đoán trước được rủi ro, sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các sự việc không mong muốn. Đặc biệt, khi bỏ qua các rủi ro, kết quả tăng trưởng của công ty là âm, thì việc so sánh chỉ số yoy hoàn toàn vô nghĩa.

Việc bỏ qua tính mùa vụ, và các rủi ro xảy ra theo tháng khiến thông tin cung cấp khá hạn chế. Xu hướng được quan sát chỉ trong một giai đoạn tính toán không làm nổi bật hết được cả quá trình. Dẫn đến kết quả thu về có thể sai lệch và không có ý nghĩa để lập kế hoạch cho tương lai.

Hướng dẫn cách tính YOY mới nhất

Như đã nói ở trên, cách tính YOY rất đơn giản. Bạn có lẽ cũng chẳng cần đến máy tính.

Bước 1: Trước hết, bạn lấy doanh thu năm hiện tại trừ đi doanh thu năm trước tại cùng một thời điểm để thấy được sự chênh lệch trong doanh thu.

Bước 2 : Bạn tính tốc độ tăng trưởng của năm hiện tại. Bạn lấy chênh lệch lợi nhuận chia cho doanh thu năm trước.

Bước 3 : Bạn quy đổi kết quả vừa tính được về dạng %. Kết quả đó được gọi là chỉ số YOY.

Ví dụ, tháng 2 năm 2020 doanh thu công ty TNHH Hoa Sen là 200 tỷ. Cùng kỳ tháng 2 năm 2019, doanh thu là 150 tỷ. Như vậy, công ty Hoa Sen tăng trưởng, với doanh thu chênh lệch 50 tỷ.

Áp dụng công thức tính chỉ số YOY ở trên. Trong trường hợp này, ta có: 50/150 = 0,33 và lấy 0.33 x100% = 33%. Như vậy, chỉ số YOY là 33%.

Kết luận

Trên đây là các kiến thức chuẩn xác nhất về chỉ số tăng trưởng YOY là gì cho những bạn đang tìm hiểu về lĩnh vực tài chính. Những thông tin trên đều được trích từ các nguồn tài liệu uy tín, và được cập nhật mới nhất, kịp thời nhất.

Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên do Vay Mượn tổng hợp, bạn sẽ có định hình tốt nhất về YOY cũng như biết cách ứng dụng YOY trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh, chứng khoán,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *